... Theo kết luận thanh tra, năm 2021:
- Prudential phát hành mới 94.431 hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancassurance, tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ nhất của những hợp đồng này (tính theo phí bảo hiểm) là 59%, tương ứng với tỷ lệ hủy, mất hiệu lực năm thứ nhất là 41%.
- Sun Life phát hành mới 80.117 hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancassurance trong năm 2021, trong đó có 3.247 hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ trong thời gian cân nhắc (năm thứ nhất), tương ứng với tỷ lệ 4,05%;
- Còn tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của các hợp đồng phát hành qua TPBank là 73%, ACB là 39%.
- Với BIDV Metlife, trong năm 2021, doanh nghiệp bảo hiểm này chỉ triển khai bán bảo hiểm thông qua ngân hàng mẹ BIDV và phát hành mới 21.123 hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancassurance, tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 39,4%.
- Tại MB Ageas, năm 2021, doanh nghiệp phát hành mới 66.757 hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancassurance, trong đó 3.946 hợp đồng bị hủy bỏ trong thời gian cân nhắc, tương ứng tỷ lệ 5,91%; còn tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) là 32,4%.
Tỷ lệ hủy hợp đồng được công khai cho thấy một phần hoạt động bán hàng của các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Tỷ lệ duy trì hợp đồng “mơ ước” của các công ty bảo hiểm là trên 80%. Vì thế, kết quả cuộc thanh tra không chỉ lộ ra tỷ lệ duy trì hợp đồng “không đẹp như mơ”. Tất nhiên, đây không phải là chuyện riêng của 4 công ty bảo hiểm, mà là cả thị trường.
Công khai tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm hàng năm là cần thiết, vừa giúp gia tăng tính minh bạch, vừa buộc các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý/tư vấn viên.