Bài đăng mới nhất

Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường cũng cho biết, với những thành công đã đạt được trong năm 2023, hiện tại PTSC đã có back-log (đơn hàng tồn đọng) bảo đảm công ăn việc làm đến năm 2027 và hiện đang tiếp tục đầu thầu, tìm kiếm việc làm cho giai đoạn 2027 - 2029. 
Phân tích cổ phiếu PVS 2024
Phân tích cổ phiếu PVS 2024

Bên dưới là một số phân tích của CTCK về cổ phiếu ngành dầu khí:

Triển vọng cổ phiếu PVS

Từ cuối năm 2024, mã cổ phiếu PVS của Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã vượt đỉnh lịch sử khi chạm mốc 41.200 đồng/cổ phiếu. Sau khi đi ngang tích lũy khoảng 3 tháng, ngày 5-4-2024 PVS tiếp tục vượt đỉnh lịch sử khi chạm mốc 44.800 đồng/cổ phiếu.

Theo báo cáo gửi đến nhà đầu tư, Công ty Chứng khoán Vietcap đã nâng giá mục tiêu từ 31.100 đông lên 47.800 đồng/cổ phiếunâng khuyến nghị từ Khả quan lên Mua cho PVS. Công ty này cũng nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024 - 2028 của PVS thêm 12% (tương ứng +3%, +6%, +14%, +9%, +28% cho các năm từ 2024 đến 2028).

Triển vọng cổ phiếu PVD

Cổ phiếu PVD của Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) cũng đã vượt đỉnh trung hạn khi chạm mốc 34.900 đồng vào ngày 2-4-2024 và đang trong quá trình công phá đỉnh lịch sử được tạo ra từ năm 2015.

Công ty MBS dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024-2025 của PVD sẽ lần lượt đạt 967 tỉ đồng (tăng trưởng 66,9%) và 1.234 tỉ đồng (tăng trưởng 27,6%). Chuyên gia MBS sử dụng 2 phương pháp FCFF và P/B để đưa ra giá trị hợp lý của cổ phiếu PVD trong năm 2024 là 35.000 đồng/cổ phiếu, đồng thời khuyến nghị mua dành cho có phiếu này.

Tập đoàn Hòa Phát và Công ty Formosa đã đầu tư khoảng 20 tỷ USD để sản xuất HRC tại Việt Nam, sử dụng hơn 30.000 người lao động và đóng góp lớn cho ngân sách.   

... lo ngại nhập khẩu HRC giá rẻ để sản xuất tôn mạ, xuất khẩu sang các thị trường nhằm hưởng lợi từ các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước sẽ khiến các thị trường nhập khẩu tôn mạ tiến hành điều tra lẩn tránh về thuế. 

Các quốc gia/thị trường này, bao gồm: Mỹ, EU, Australia, Brazil, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Mexico, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Anh và Ấn Độ, đều có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm HRC.

Thông tin HPG và Formosa đề xuất điều tra chống bán phá giá thép HRC


HSC dự kiến, các mảng đóng góp chủ yếu vào doanh thu năm 2024 là lãi từ cho vay 1.532 tỷ đồng (chiếm hơn 48%), phí môi giới 824 tỷ đồng (chiếm 26%), hoạt động tự doanh 556 tỷ đồng (chiếm 17,5%). Bên cạnh đó, doanh thu mảng tư vấn tài chính có khả năng tăng 11 lần, lên 248 tỷ đồng.

Với khách hàng tổ chức, HSC luôn nằm trong Top 3 về thị phần. Riêng thị phần môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài, HSC duy trì vị trí đầu ngành, chiếm tỷ trọng 23% toàn thị trường. Đây là điểm nhấn quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của HSC khi kì vọng nâng hạng thị trường đang đến gần.

Tại đại hội cổ đông sắp tới, Hội đồng quản trị HSC sẽ trình cổ đông phương án thay đổi hình thức chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022 từ cổ phiếu sang tiền mặt, với tổng số tiền hơn 462,2 tỷ đồng, tương đương 54% lợi nhuận sau thuế. Năm 2023, HSC dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt, tổng cộng khoảng 368 tỷ đồng, tương đương 55% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tỷ lệ cổ tức năm 2024 cũng sẽ bằng tiền, tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.

Phân tích cổ phiếu HCM của CTCK HSC

Nguồn: Báo Đầu tư Chứng khoán, số 15/2024 ra ngày 8.4.2024



Triển vọng kết quả kinh doanh của Hòa Phát từ năm 2024 trở đi được đánh giá khá tích cực nhờ:

  • Tăng sản lượng HRC thêm hơn 2 triệu tấn trong năm 2025 khi NM Dung Quốc 2 đi vào hoạt động, đáp ứng đủ nhu cầu HRC trong nước,
  • HPG và Formosa đề xuất áp thuế chống bán phá giá với HRC của Trung Quốc,
  • Nguồn cung toàn cầu giảm do sản lượng thép tại Trung Quốc giảm đáng kể trong thời gian gần đây,
  • Biên lợi nhuận được cải thiện nhờ giảm chi phí cố định trên mỗi tấn sản phẩm khi nhà máy Dung Quốc 2 đi vào hoạt động (công suất 5,6 triệu tấn),
  • Thị trường xuất khẩu mở rộng (Trung Đông, Châu Phi, Mỹ) bên cạnh thị trường Châu Âu và các nước Đông Nam Á,
  • Kì vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng trên 30%/năm trong giai đoạn 2025 - 2027.

Với những tiến triển tích cực nêu trên, HPG xứng đáng là cổ phiếu để nhà đầu tư tích lũy dần trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 14/2024.




Bảng cân đối kế toán (CĐKT) thể hiện quy mô và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý và năm. Nó khác với báo cáo kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện trong một quá trình, từ ngày đầu đến kỳ của một quý hay một năm.

Cấu trúc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có 2 phần: đó là TÀI SẢN và NGUỒN VỐN. Tài sản thể hiện DN hiện đang có gì trong tay còn Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc của tài sản có bao nhiêu phần đến từ việc đi vay mượn và từ vốn tự có.

Theo nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

Giải thích báo cáo cân đối kế toán - BCTC

Phân tích bảng cân đối kế toán

Khi phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét nhiều tấm ảnh chụp qua từng giai đoạn. NĐT nên phân tích trong giai đoạn từ 3-5 năm để tìm ra:

  • Sự thay đổi của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy giảm
  • Các điểm trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản, nguồn vốn. Từ đó phân tích sâu hơn để trả lời được các câu hỏi:
    • Các khoản phải thu: Doanh nghiệp có bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn không?
    • Hàng tồn kho: Trạng thái hàng tồn kho thế nào? đang tập trung chính ở thành phẩm hay nguyên vật liệu?
    • Tài sản cố định: có tăng trưởng/được đầu tư hợp lý với quy mô của doanh nghiệp không?
    • Các khoản phải trả: Đây là khoản doanh nghiệp phải trả nhà cung cấp, nếu lớn cho thấy doanh nghiệp có vị thế cao hơn so với nhà cung cấp và có thể chiếm dụng được vốn nhiều và ngược lại
    • Vay nợ: Doanh nghiệp có đang vay nợ nhiều không? chủ yếu vay nợ ngắn hạn hay dài hạn? Tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào qua các năm. Doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hoặc rủi ro cao khi lãi suất tăng lên
    • Vốn chủ sở hữu: đang theo xu hướng nào, tăng, giảm hay đi ngang? doanh nghiệp có tăng vốn trong các năm gần đây không?
    • Có thể phát hiện ra các sự mất cân đối tài chính. Tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, nếu tài sản dài hạn mà tài trợ bởi vốn ngắn hạn thì bất hợp lý

Ngoài ra, NĐT cần so sánh với các doanh nghiệp tương đồng, cùng ngành để biết được vị thế doanh nghiệp trong ngành:

  • Quy mô doanh nghiệp đang lớn hay nhỏ trong ngành
  • Tỷ lệ vay nợ cao hay thấp

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta đã nắm được cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các khoản mục trọng yếu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và định vị được vị thế doanh nghiệp trong ngành.

Nguồn: Chứng khoán An Bình (ABS)

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.