- Khí đốt vs Than: Nguồn dự trữ dồi dào sẽ khiến giá khí đốt giảm, không chỉ ở Châu Âu mà còn ở Châu Á. Từ đó khuyến khích việc chuyển đổi từ than sang khí đốt trong sản xuất điện ở nhiều nơi. Điều này sẽ giúp giá than giảm, vốn đã đi xuống trong thời gian qua do sản lượng tăng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ngành nhiệt điện, sản xuất thép.
- Kim loại cần thiết cho quá trình sản xuất xanh: nguồn cung lithium và niken đang bùng nổ, nguồn cung coban (sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đồng và niken) cũng tăng mạnh --> Giá giảm.
- Lương thực: hoạt động trồng ngũ cốc và đậu nành được tăng cường. Tỉ lệ lương thực dự trữ trung bình của các nước xuất khẩu sẽ tăng từ 13% - 16% (cao nhất kể từ niên vụ 2018 - 2019)
Tuy nhiên, cần quan tâm đến các yếu tố khó lường trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 bởi thế giới vẫn còn nhiều bất ổn về địa chính trị (cuộc chiến Nga - Ukraine, xung đột Trung Đông), tăng trưởng kinh tế (lãi suất ở Mỹ, phục hồi cầu tiêu dùng ở Trung Quốc...) và các ảnh hưởng thời tiết bất thường (mùa đông khắc nghiệt ở Châu Âu, khô hạn ở nhiều nước Châu Á).
Nguồn: Tổng hợp từ bài "Các yếu tố khó lường với thị trường hàng hóa năm 2024" trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 2/2024 ra ngày 11/01/2024.