September 2018


Những nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường, họ sẽ quyết định bán 1/3 tài khoản khi thị trường tiếp vào vùng kháng cự, 1/3 sẽ được tiếp tục bán ra theo các chỉ số kỹ thuật, và 1/3 còn lại sẽ được bán hết khi thị trường điều chỉnh mất 8% so với đỉnh tạo ra.
Bài học kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ Ed Seykota
Ed Seykota là một nhà đầu tư tài năng có thể sánh vai với những siêu sao thế hệ trước như Warren Buffet và George Soros. Câu nói nổi tiếng của Ed Seykota khá đặc biệt à "Có kiểu nhà đầu tư già dặn (old trader) và kiểu nhà đầu tư táo bạo (bold trader), nhưng có rất ít nhà đầu tư lại vừa già dặn vừa táo bạo" Ông cũng cho hay kinh nghiệm và máu liều là một trong những nhân tố quan trọng nhất để trở thành một nhà đầu tư thành công. Dưới đây là 5 lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm của bậc thầy dành cho các nhà đầu tư đại chúng mong muốn thành công (theo phỏng vấn trên bản tin tài chính của CNN)

1. Quy tắc sinh tồn

Học thuộc lòng 4 quy tắc sinh tồn Ed Seykota đúc kết trong đầu tư.
Bao gồm là: (1) Cắt lỗ, (2) Giữ các giao dịch lãi. (3) Đặt cược nhỏ. (4) Tuân thủ các quy tắc mà không cần phải hoài nghi và (5) biết khi nào nên phá vỡ các quy tắc.

2. Quản trị rủi ro

Rủi ro là xác suất không xác định được của khoản lỗ. Nếu bạn có thể xác định chính xác rủi ro là bao nhiêu, nó sẽ không còn là rủi ro nữa.

3. Cắt lỗ

Nếu bản thân không chấp nhận một khoản lỗ nhỏ, sớm hay muộn NĐT sẽ phải gặp một khoản thua lỗ rất lớn.
[alert title="Cắt lỗ - cách quản trị rủi ro" icon="info-circle"]
Với mỗi lệnh mua, Seykota luôn biết chính xác mức giá cắt lỗ nếu như mọi thứ không hoạt động theo đúng kế hoạch. Ông định nghĩa mức giá này một cách rõ ràng trước khi giao dịch. Hầu hết ông không tập trung vào khía cạnh lợi nhuận mà tập trung ban đầu vào khía cạnh rủi ro. Phương châm "hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên" có nghĩa mỗi NĐT phải hiểu rõ rủi ro vốn có cho mỗi giao dịch và hãy chuẩn bị tâm thế đối diện với những điều tưởng chừng như không thể xảy ra.
[/alert]
Nếu mong muốn một muốn tỷ suất sinh lợi lớn khi đầu tư cổ phiếu, hãy xem xét mức độ rủi ro bạn sẵn sàng gánh chịu, và có kế hoạch đóng lệnh (exit) xác định trước nhằm bảo vệ tài khoản tránh gặp phải những khoản lỗ lớn. Nếu không, cuối cùng sẽ phải trả lại cho thị trường một phần lớn hoặc toàn bộ lợi nhuận đã kiếm được. Thậm chí, vẫn còn được xem là may mắn nếu như còn giữ lại được mức tỷ suất sinh lợi trung bình trên tài khoản.
Ông luôn cố gắng xử lý chuỗi thua lỗ kéo dài bằng cách làm giảm hoạt động giao dịch và chờ đợi cơ hội mới an toàn hơn. Đối với Seykota, việc cố gắng giao dịch trong khi đang rơi vào chuỗi thua lỗ là một cảm xúc đau đớn. Đồng thời điều này sẽ khiến NĐT trả giá rất đắt. Một cách làm tốt hơn là đặt cược nhỏ và từ đó sẽ làm giảm mức rủi ro trong giai đoạn gặp phải sự sụt giảm tài khoản lớn nhất (equity drawdown). Đó là cách tốt nhất để bản thân trở nên thoải mái hơn về cả cảm xúc và tài chính.

4. Giao dịch từng phần tài khoản

Thường thì chúng ta không biết chính xác đâu là đáy, hay chính xác đâu là đỉnh, nên khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự có thể giao dịch từng phần tài khoản để đảm bảo tài khoản vẫn an toàn và sinh lời.
[success title="Đầu tư ở ngưỡng kháng cự" icon="check-circle"]
Những nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường, họ sẽ quyết định bán 1/3 tài khoản khi thị trường tiếp vào vùng kháng cự, 1/3 sẽ được tiếp tục bán ra theo các chỉ số kỹ thuật, và 1/3 còn lại sẽ được bán hết khi thị trường điều chỉnh mất 8% so với đỉnh tạo ra.
Trong trường hợp thị trường tiếp tục tăng điểm và vượt kháng cự, thì 2/3 lượng cổ phiếu còn lại sẽ tiếp tục được duy trì, 1/3 tiền mặt bán ra sẽ được dùng vào đầu tư lướt sóng T+ với những cổ phiếu còn có cơ hội tăng tiếp của thị trường. Và rủi ro sai có xảy ra, thì phần thua lỗ bởi 1/3 tài khoản gây ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến phần lợi nhuận nhà đầu tư đã đạt được trước đó.
[/success]

5. Xác định thời điểm mua bán

Hãy học cách đọc đồ thị và nhận ra các nền giá tốt và lựa chọn các điểm mua thích hợp.
Sử dụng đồ thị ngày và tuần để cải thiện khả năng chọn lựa cổ phiếu và định thời điểm thị trường. Mua các cổ phiếu nào tạo điểm breakout (phá vỡ) đầu tiên thoát ra khỏi các nền giá tốt với khối lượng cao hơn 50% (hoặc hơn) so với khối lượng giao dịch thông thường.

[info title="Giới thiệu về Ed Seykota" icon="info-circle"]
Ed Seykota được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba thế hệ mới với thành tích tạo ra tỷ suất sinh lợi 250.000% trong 16 năm kinh nghiệm. Tài năng của Seykota có thể sánh vai với những siêu sao thế hệ trước như Warren Buffet và George Soros. Là một nhà đầu tư, Ed Seykota là một trong những huyền thoại của thế hệ đời sau. Ông là đại diện cho hình mẫu trader trang bị kĩ về cả thông tin và trí thức (có bằng kỹ sư điện tử tại MIT) và những phương pháp giao dịch Trend Following khá đơn giản, dễ hiểu.
[/info]


Những người thành công là những người chọn cho mình một con đường đúng đắn và gắn chặt đời mình lấy nó. Bởi đầu tư chứng khoán là một khoản đầu tư lâu dài. Chúng ta có thể lời hay lỗ trong các lần giao dịch nhưng chuyện gì sẽ xảy ra về sau mới là điều quan trọng. Nên đừng vì một, hai giao dịch lời, lỗ mà tâm lý trở nên hưng phấn hay bi quan. Mà hãy cố gắng theo đuổi một phương pháp đầu tư lâu dài mà bản thân thấy thích hợp nhất, để có thể giúp ta kiếm được tiền và thành công hơn nữa trên thị trường đầy gian truân này.  

Nên là cáo hay là nhím trong đầu tư chứng khoán?
[info title="Truyện ngụ ngôn cáo và nhím" icon="info-circle"]
Trong rừng xanh, loài cáo vốn biết nhiều thứ, nhưng loài nhím chỉ biết một thứ lớn. Cáo vốn được biết đến là một loài khôn ngoan có thể nghĩ ra rất nhiều chiến lược phức tạp để lén tấn công nhím. Ngày qua ngày, cáo quẩn quanh hang nhím, chờ đợi thời cơ thích hợp để tấn công. Nhanh nhẹn, đẹp đẽ, khéo léo và có vẻ như sẽ chắc chắn thắng. Nhím - ngược lại vốn dĩ được biết tới là một loài thấp kém. Nó lạch bạch đi lại tìm kiếm thức ăn và chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày.
Một ngày như mọi ngày, cáo lặng lẽ chờ đợi tại một ngã ba đường. Nhím đang chăm chú lo việc của mình, đi ngay vào con đường cáo đang chờ. Cáo nghĩ "Ta sẽ bắt được mày". Nó nhảy phóc ra, nhanh như chớp. Chú nhím bé nhỏ, cảm thấy nguy hiểm, nhìn lên và tự nghĩ: "Lại nữa rồi, chẳng nhẽ hắn không học được bài học gì sao?".
Nhím cuộn tròn mình lại, trông như một quả cầu gai, các gai nhọn đâm ra tứ phía. Cáo đang nhảy tới, gặp sự tự vệ của nhím , phải ngừng ngay lại. Rút lui về chỗ cũ trong khu rừng, cáo lại nghĩ cách tấn công khác. Mỗi ngày cáo và nhím lại chiến với nhau vài lần, nhưng mặc dù cáo rất khôn ngoan, nhưng dẫu sao thì nhím luôn là người thắng cuộc. Bởi vốn dĩ trong cuộc sống, đôi khi biết nhiều thứ chưa chắc đã hay bằng biết một thứ nhưng tinh thông, suy tính nhiều mưu mô chưa hẳn đã thành công bằng việc tập trung vào một định hướng và kiên định với nó (trích Cổ tích Hy Lạp).
[/info]

Nếu có cơ hội lựa chọn, bạn sẽ làm cáo hay làm nhím?

Cáo xinh đẹp, khéo léo và thậm chí còn ma mãnh nữa. Do đó, hiển nhiên nhiều người sẽ lựa chọn con vật này; trong khi đó, nhím - một sinh vật có gai nhỏ thường sinh sống ở châu Âu, châu Á và châu Phi - thì hoàn toàn ngược lại: chúng vừa lề mề, không ồn ào và còn nhàm chán. Vậy rốt cuộc cáo và nhím thì liên quan gì đến sự thành công của một nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán vốn đầy rẫy điều khắc nghiệt?

Bạn sẽ là cáo hay là nhím trong chiến lược đầu tư chứng khoán?

THUYẾT CON NHÍM (Hedgehog Concept)

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn vui đi sâu vào khơi gợi bài học về Thuyết con Nhím (Hedgehog Concept) nhưng mỗi nhà đầu tư chứng khoán nên chú ý kỹ hơn, để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho riêng bản thân mình. Vốn dĩ tâm lý của nhà đầu tư thông thường cũng không khác nhiều so với loài cáo kia. Họ hy vọng thay đổi nhiều phương pháp, nghe theo nhiều nguồn tin sẽ khiến công cuộc đầu tư thành công hơn nữa mà không nhận thức một thực tại rằng "Kiên trì đi theo một phương pháp phù hợp mới là bậc thầy của mọi thành công".
Trong câu chuyện ngụ ngôn, cáo dùng rất nhiều chiến lược mưu mẹo để bắt lấy nhím. Nó biết rình rập, tấn công, lại chạy nhanh và thậm chí còn biết giả chết. Ấy thế mà, hết lần này đến lần khác, cáo thường bị đánh bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được chuyện nhím chỉ biết làm thành thục một hành động, đó chính là tự vệ.
George Soros lấy câu chuyện ngụ ngôn này và đưa vào đời thực qua một bài phỏng vấn tạp chí của ông, ra mắt năm 1963, với tựa đề "The Hedgehog and the Fox", theo đó ông phân loại nhà đầu tư thành hai nhóm chính : cáo và nhím.
Trong buổi chia sẻ quan điểm đầu tư ngày ấy, ông lập luận rằng cáo là loài động vật khéo léo và ma mãnh, luôn theo đuổi nhiều mục tiêu và lợi ích. Bởi chúng có quá nhiều mối quan tâm và chiến lược khác nhau, nên suy nghĩ của chúng thường bị xao nhãng và không tập trung. Do đó, trong dài hạn chúng khó mà đạt được một thành tích thật sự xuất sắc.
Trái lại, nhím tuy hơi chậm và thường ít được chú ý đến, nhưng lại có thể nhìn mọi việc theo cách đơn giản và tập trung vào một tầm nhìn bao quát nhất. Đó là cách tư duy giúp nhím ra quyết định và làm mọi thứ, và điều đó giúp chúng thành công bất chấp mọi điều kiện bất lợi.
Dường như câu chuyện muốn nhấn mạnh, sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu nhà đầu tư tập trung vào một phương pháp, và làm tốt điều đó. Bằng cách này, họ có thể đánh bại thị trường và trở thành những chiến binh thực sự vĩ đại trên đấu trường chứng khoán.
Lý Tiểu Long cũng đã từng đúc kết qua một câu ngạn ngữ quen thuộc "Tôi không sợ người học 1.000 cú đá, tôi chỉ sợ người tập một cú đá 1.000 lần". Thông thường, mọi NĐT thành công sẽ luôn trung thành với một hệ thống giao dịch mà được chứng minh tính hiệu quả qua các chu kỳ của thị trường, họ chỉ nâng cấp lên để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn qua thời gian chứ không bỏ đi hoàn toàn. Bởi họ hiểu rõ không có một chén thánh nào trong giao dịch cả, hệ thống giao dịch của mỗi người chỉ phù hợp trong một số điều kiện thị trường nhất định mà thôi.
Trong khi đó, những nhà đầu tư còn lại rất dễ mất kiên nhẫn khi thấy hệ thống giao dịch hiện tại không hiệu quả. Họ liên tục tinh chỉnh hoặc update hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng, hoặc bỏ hoàn toàn để theo đuổi một hệ thống giao dịch mới. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Một hệ thống khi chúng ta theo đuổi một cách lâu dài, dần dần chúng ta sẽ nhận ra được những ưu và khuyết điểm của nó từ đấy sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn.
[success title="Tổng kết bài học" icon="check-circle"]
Qua câu chuyện trên, hãy luôn ghi nhớ đầu tư chứng khoán là một khoản đầu tư lâu dài. Chúng ta có thể lời hay lỗ trong các lần giao dịch nhưng chuyện gì sẽ xảy ra về sau mới là điều quan trọng. Đầu tư chứng khoán - không phải là "một viên thuốc thần kỳ" giúp cho chúng ta trở nên giàu có một cách nhanh chóng, nó cần có thời gian để cho ta tích luỹ và làm giàu. Nên đừng vì một, hai giao dịch lời, lỗ mà tâm lý trở nên hưng phấn hay bi quan. Mà hãy cố gắng theo đuổi một phương pháp đầu tư lâu dài mà bản thân thấy thích hợp nhất, để có thể giúp ta kiếm được tiền và thành công hơn nữa trên thị trường đầy gian truân này. Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề là vậy.
[/success]


CTCK HSC vừa đưa ra đánh giá tác động cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Theo đó, cổ phiếu của các ngành như vận hành cảng biển (GMD, VSC), vận tải hàng không (SCS, NCT), khu công nghiệp (KBC, VGC), ngành may mặc (TCM, STK), ngành thủy sản (VHC).
HSC tin tưởng rằng môi trường vĩ mô sẽ không bị ảnh hưởng nhiều từ tranh chấp thương mại kéo dài. Đồng thời một số ngành và cổ phiếu có thể còn hưởng lợi trong trung dài hạn, chủ yếu do các nhà sản xuất Bắc Á buộc phải xem xét lại chiến lược tại Trung Quốc và có lẽ phải chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó những doanh nghiệp hiện hữu sẽ có thêm cơ hội kinh doanh, đặc biệt là từ Mỹ.

Lựa chọn cổ phiếu trung và dài hạn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Theo HSC, cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra cả rủi ro và cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, cũng như cho thị trường chứng khoán. Quan điểm của HSC đã có sự thay đổi trong những tuần gần đây và hiện lạc quan hơn trước tác động của một cuộc chiến tranh thương mại như trên. HSC dự báo năm 2019 tăng trưởng GDP sẽ bằng với năm 2018.

Điều này một phần là nhờ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt. Một phần dựa trên những gì thu thập được. Theo đó, HSC tin tưởng rằng môi trường vĩ mô sẽ không bị ảnh hưởng nhiều từ tranh chấp thương mại kéo dài. Đồng thời một số ngành và cổ phiếu có thể còn hưởng lợi trong trung dài hạn, chủ yếu do các nhà sản xuất Bắc Á buộc phải xem xét lại chiến lược tại Trung Quốc và có lẽ phải chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó những doanh nghiệp hiện hữu sẽ có thêm cơ hội kinh doanh, đặc biệt là từ Mỹ.

HSC nhận thấy nhiều cơ hội hơn so với rủi ro trong 6-12 tháng từ nay đến mùa hè năm sau. Dưới đây là những ngành và cổ phiếu nhiều khả năng được hưởng lợi từ tranh chấp thương mại Trung – Mỹ hiện tại:
  1. Các doanh nghiệp vận hành cảng biển sẽ hưởng lợi từ dòng chảy thương mại gia tăng. Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể giúp đẩy mạnh dòng vốn FDI vào Việt Nam do các nhà sản xuất ở Bắc Á cũng như ở các khu vực khác sẽ tìm cách giảm lượng hàng hóa sang Trung Quốc. Do đó, khối lượng hàng hóa vào cảng biển Việt Nam có thể sẽ tăng lên. Trong đó, VSC và GMD là hai công ty khai thác cảng biển tư nhân lớn nhất ở Việt Nam với công suất sẵn có để đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng lên.
  2. Các công ty dịch vụ hàng hóa hàng không cũng được hưởng lợi nhờ dòng chảy thương mại gia tăng. Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các sản phẩm công nghệ với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai nước này. Điều này mở ra cơ hội cho Việt Nam để gia tăng sản xuất và lắp ráp cuối cùng các sản phẩm công nghệ. Và với thực tế là các thành phần cho sản xuất và lắp ráp công nghệ chủ yếu được vận chuyển bằng hàng không, đây sẽ cơ hội tốt cho các công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không. Trong ngành này, HSC khuyến nghị 2 cổ phiếu là SCS và NCT.
  3. Các khu công nghiệp sẽ được lợi trong trung đến dài hạn khi ngày càng nhiều các công ty di dời đến Việt Nam. Các khu công nghiệp tại Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi trước hết từ sự gia tăng của dòng vốn FDI. Tổng vốn FDI từ đầu năm đến ngày 20/8 đã tăng 9,2% so với cùng kỳ đạt 11,25 tỷ USD. Các doanh nghiệp phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp như KBC (dẫn đầu khu vực phía Bắc) và VGC được HSC lưu ý.
  4. Ngành may mặc sẽ giành thêm các đơn hàng nước ngoài khi bất lợi về thuế sẽ làm suy giảm tính cạnh tranh của Trung Quốc. Do hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ chịu với mức thuế bình quân là khoảng 10%, ngành may mặc của Việt Nam có thể hưởng lợi và gia tăng thêm thị phần trên thị trường Mỹ, hiện là thị trường lớn nhất. Trong số các doanh nghiệp may mặc đã niêm yết tại Việt Nam, HSC khuyến nghị STK và TCM với triển vọng tăng trưởng tốt của mảng may mặc. Trong khi đó TCM vẫn tham gia vào mảng bất động sản và thường ghi nhận một số lợi nhuận không thường xuyên từ bán đất.
  5. Các công ty trong ngành thủy sản có thể được hưởng lợi khi các công ty Trung Quốc bị loại khỏi thị trường Mỹ. Có vẻ như cũng có những cơ hội mở ra cho xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ do ngành thủy sản Trung Quốc phải đối mặt với áp lực thuế quan. VHC dẫn đầu ngành và đóng góp phần lớn vào xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. VHC cũng không bị đánh thuế khi xuất khẩu sang Mỹ sau khi đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của nước này.

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.